Cao thủ thực sự: LUÔN ÂM THẦM, LẶNG LẼ NỖ LỰC SAU KHI ĐÃ ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU

Cao thủ thực sự: LUÔN ÂM THẦM, LẶNG LẼ NỖ LỰC SAU KHI ĐÃ ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU

Cao thủ thực sự: LUÔN ÂM THẦM, LẶNG LẼ NỖ LỰC SAU KHI ĐÃ ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU


Tuần trước, tôi có tham gia buổi liên hoan lớp của một nhóm bạn cấp 3 cùng nhau ở lại thành phố phấn đấu.

Trong buổi liên hoan, mọi người đều rất vui vẻ nói về tình hình công việc của mình.

Có người làm công việc hành chính nhà nước, mỗi ngày đều đúng giờ đi làm, đúng giờ tan làm, cũng khá thảnh thơi.

Có người lại lựa chọn doanh nghiệp nước ngoài, mỗi ngày gánh đủ mọi áp lực, thời gian nghỉ ngơi cũng hiếm.

Có người lại tự thành lập công ty, kinh doanh trực tuyến.

Năm đó cùng nhau lựa chọn đi thi đại học, cùng nhau ở lại thành phố lập nghiệp, giờ đây, mỗi người một công việc, một cảnh đời khác nhau.

Trong đó, câu chuyện của M., có lẽ là câu chuyện truyền kì về con đường bước vào tầng lớp tinh anh, thượng lưu.

M. khi đó không đỗ đại học, vì vậy sau khi tốt nghiệp, cậu ấy một thân một mình ở lại thành phố lăn lội. Trước khi trở thành giám đốc thiết kế cho một công ty thiết bị chiếu sáng nổi tiếng, cậu ấy từng làm qua đủ mọi nghề như phát tờ rơi, nhân viên bán hàng, shipper…

Từ mức lương hàng tháng chỉ vẻn vẹn vài triệu bạc, hiện giờ mức lương mỗi năm của cậu ấy đã lên tới mức hàng trăm triệu.

Quá trình đạt được bước dài trên con đường sự nghiệp của cậu ấu khiến tôi nhận ra: những người tài giỏi ở nơi làm việc, sở dĩ có thể trở thành bậc tinh anh, đó là bởi tư duy và tầm nhận thức của họ sớm đã đè bẹp những người bình thường.

Xác định rõ mục tiêu, không hấp tấp, chỉ cần không ngừng nỗ lực

Trong một cuốn sách mang tên "Cuốn sách thời gian" có viết: Những chuyện mà bạn làm vào tháng 3 tháng 4, tháng 8 tháng 9 ắt sẽ cho ra đáp án.

Vạn vật sinh trưởng đều có quy luật, mọi thứ đều được kiểm soát trong phạm vi "không vội vàng".

Chẳng ai có thể chạy một ngày là đã có thể gầy được, cũng chẳng có ai ăn một bữa mà béo ngay lên được.

Chỉ cần xác định rõ ràng mục tiêu, rồi kiên nhẫn, cho bản thân thời gian, cho vạn vật và sự phát triển của chúng đủ thời gian là được.

Những năm tháng phát tờ rơi, làm nhân viên bán hàng, làm shipper, M. âm thầm ý thức được tầm quan trọng của tri thức, cậu ấy đặt ra cho mình 2 mục tiêu trong 10 năm sau: lấy bằng nghiên cứu sinh và có một công việc với mức lương hàng trăm triệu.

Sau khi xác định được mục tiêu, M. bắt tay vào thực hiện, chia nhỏ một mục tiêu lớn thành 5 mục tiêu nhỏ.

Cứ như vậy, theo hướng đi của kế hoạch sự nghiệp 10 năm:

Năm đầu tiền, M. làm nhân viên bán bóng đèn, vừa làm việc vừa tham gia các khóa tự học lấy bằng. Là một người giỏi giao tiếp, M. quen biết với nhân viên thiết kế bóng đèn, đồng thời âm thầm hạ quyết tâm sẽ làm công việc thiết kế bóng đèn này.

Năm thứ hai, M. bắt đầu làm thư kí cho nhân viên thiết kế, thường xuyên thức khuya tới tờ mờ sáng.

3 năm tiếp theo, M. nhảy việc, tới làm công việc thiết kế cho một công ty khác. Đồng thời, M. cũng dành thời gian rảnh rỗi của mình để học vẽ tay, kết hợp màu sắc, và cả nâng cao trình độ học vấn của mình.

Cứ như vậy 8 năm trôi qua, từ một nhân viên thiết kế, M. thăng chức lên làm giám đốc thiết kế.

Sau đó, trong một cơ hội tình cờ, M. phát hiện ra công ty mà mình luôn yêu thích bấy lâu nay tuyển giám đốc thiết kế, vì để vào được công ty này, M. dành ra 2 tháng trời để chuẩn bị sản phẩm mẫu ứng tuyển, cố gắng để được hoàn hảo nhất có thể.

Nhờ vào nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và tác phẩm thiết kế xuất sắc, M. thuận lợi được nhận vào công ty.

Dùng 10 năm thời gian để thành toàn nên 2 tháng kế hoạch, M. không phải người thông minh nhất, nhưng nhất định là một tấm gương điển hình của người nhận rõ mục tiêu, không hấp tấp, từng bước từng bước một nỗ lực phấn đấu.

Cao thủ thực sự, luôn âm thầm nỗ lực sau khi đã vạch ra được cho mình mục tiêu rõ ràng.

Tác giả của cuốn sách "The talent code: greatness isn't born. It's grown. Here's how.", Daniel Coyle, đã phỏng vấn những cầu thủ bóng đá, nghệ sĩ vĩ cầm, phi công chiến đấu và cả những nghệ sĩ thành công nhất thế giới để tìm hiểu xem có những quy luật thành công chung nào đằng sau họ hay không.

Cuối cùng, anh phát hiện ra rằng, nếu muốn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, bạn phải bỏ ra ít nhất 10,000 giờ nỗ lực.
10,000 giờ là khái niệm như nào?

Nếu 1 ngày 8 tiếng đồng hồ, một tuần 5 ngày, vậy đại khái là bạn sẽ mất khoảng 5 năm thời gian.

Thành công trước giờ chưa bao giờ là chuyện một sớm một chiều, muốn tỏa sáng trong một lĩnh vực nào đó, nhất định phải tĩnh lại, không hấp tấp, rồi không ngừng nỗ lực tiến lên phía trước.

Không sợ hãi, ung dung đối mặt với những nghịch cảnh của cuộc sống

Tự cổ chí kim, không có cuộc đời của ai là thuận buồm xuôi gió cả, ai cũng đều luôn tiến lên trong những thăng trầm cuộc sống. Thái độ khi đối mặt với nghịch cảnh của bạn, chính là thứ quyết định cao độ cuộc đời bạn.

Friedrich Wilhelm Nietzsche từng nói: "Nếu một người biết vì sao mình lại sống, anh ta sẽ có thể chịu đựng được tất cả những khó khăn mà ông trời thử thách mình."

Khi mới làm trợ lý nhân viên thiết kế, vì vẫn chưa thuần thục CoreDraw và PS nên trong khi các nhân viên thiết kế chỉ mất 1h đồng hồ để vẽ ra tác phẩm thì M. thường phải mất tới 1 ngày mới vẽ được, vì ban ngày phải làm việc nên chỉ có thể dùng thời gian cuối tuần và buổi tối để luyện tập.
"Lúc không vẽ được hoặc vẽ xấu, thực sự rất muốn bỏ cuộc!", M. nói, "Mỗi một lần như vậy, lại giải tỏa bằng từng điếu từng điếu thuốc."

Mỗi lần liên hoan, trông thấy người ta làm ăn phát đạt, công thành danh toại, cậu ấy lại trở nên rất lo âu, lo âu công việc của mình vẫn chưa có bước ngoặt, lo âu cuộc sống của mình chỉ đủ để tạm sống.

M. chỉ có thể đem những lo âu này đặt hết vào việc rèn dũa.

Cứ như vậy, M. kiên trì luyện tập, nỗ lực suốt vài năm liền, hôm nào phải tăng ca, thì chỉ đành thức trắng đêm.

M. rất cảm kích mỗi một lần tụ tập liên hoan, nó khiến M. nhận ra được khoảng cách giữa mình và người khác, để M. có thêm động lực làm lu mờ nghịch cảnh trước mắt.

Tác giả Paul Stoltz trong cuốn "Adversity Quotient" có viết:
"Đối mặt với nghịch cảnh, thường sẽ có 3 loại người, loại thứ nhất gọi là kẻ bỏ cuộc, khi gặp khó khăn, họ thường lựa chọn trốn tránh, từ bỏ không nỗ lực;

Loại thứ hai gọi là người cắm trại, họ thông qua những nỗ lực nhất định mà đạt được một độ cao nhất định, khi có được vị trí nhất định rồi, họ sẽ dừng lại không nỗ lực nữa;

Loại thứ ba gọi là nhà leo núi, họ sẽ không đặt ra cao độ cho cuộc đời mình, càng đối mặt với nghịch cảnh, họ càng trở nên dũng mãnh."
M. chính là kiểu thứ 3, một nhà leo núi, không bao giờ dừng việc khám phá ra các khả năng có thể, theo đuổi sự ưu việt.

Đối mặt với nghịch cảnh, một người lạc quan luôn dễ dàng thoát ra khỏi bóng tối hơn những người bi quan; một người điềm tĩnh sẽ phát huy tốt sức mạnh tiềm ẩn hơn một người hấp tấp, nóng nảy.

Thế gian này sẽ không vì bạn nỗ lực mà cảm động, nhưng cuộc đời của bạn, nhất định sẽ vì bạn không nỗ lực mà tiếc nuối.

Mặt dày, năng lực quan trọng hơn sĩ diện

Có người từng nói như này: sống ở đời, có người sống vì thể diện, có người sống nhờ năng lực. Và chỉ có năng lực mới có thể đem lại thể diện đích thực.

M. vừa hay chính là một người "mặt dày", không cần sĩ diện.

Khi vừa vào làm nhân viên thiết kế, vì sản phẩm thiết kế rất đơn giản, tinh tế và đều xuất phát từ nhu cầu khách hàng, nên những thiết kế của M. luôn được lòng khách hàng.

Ngược lại, nhiều nhân viên thiết kế khác luôn chỉ làm theo ý mình, chăm chăm làm những thứ đắt tiền, những tác phẩm như vậy tất nhiên sẽ kén khách hơn.

Dần dần đồng nghiệp bắt đầu nói xấu sau lưng M., nói M. nịnh nọt khách hàng, nịnh hót cấp trên, lời khó nghe nào cũng có đủ. M. xem như không có chuyện gì xảy ra, không thèm để ý tới những lời nói ấy, tới sĩ diện của mình.

Sở dĩ được đề bạt làm giám đốc thiết kế, đó cũng là bởi cấp trên xem trọng sự tự tin và năng lực, lại không quá sĩ diện như M.

Quá để tâm tới những thứ bên ngoài sẽ chỉ khiến bạn bị hao mòn, chỉ khi học cách buông bỏ những gánh nặng vô dụng ấy, bạn mới có thể sống thật nhẹ nhõm.

Những kẻ háo hức muốn "trang trí" hành vi của mình thông qua sĩ diện bề ngoài, vừa hay lại chính là những người có nội tâm yếu đuối và tự ti.

Những người trưởng thành thực sự tự tin và có năng lực sớm đã hiểu ra rằng, xây dựng giá trị của mình thông qua miệng của người khác là hành động xuẩn ngốc, đời tôi tự tôi làm chủ, giá trị của tôi tôi tự quyết định, tôi không cần phải quan tâm tôi trong mắt của bạn.

Từ mức lương vài triệu bạc cỏn con tới mức lương hàng trăm triệu mà nhiều người ao ước, cuộc đời của M. tóm lại trong 9 chữ: không hấp tấp, không sợ hãi, không sĩ diện. Không hấp tập, tĩnh đợi hoa nở; không sợ hãi, vươn lên nghịch cảnh; không sĩ diện, thăng tiến nhờ thực lực.

Khoảnh cách lớn nhất giữa người với người, chẳng qua cũng chỉ là tư duy.

Chính tư duy này thay đổi cuộc đời của M., hi vọng bạn cũng có thể không ngừng học tập, không ngừng thay đổi và có được cuộc sống mà mình hằng ao ước.

Cao thủ thực sự: LUÔN ÂM THẦM, LẶNG LẼ NỖ LỰC SAU KHI ĐÃ ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU

G